Bối cảnh lịch sử Điều_9_Hiến_pháp_Nhật_Bản

Sự thất bại của nguyên tắc an ninh tập thể của Hội Quốc liên khiến các nước nhận ra rằng một hệ thống an ninh toàn cầu chỉ có hiệu quả khi các nước chấp nhận hạn chế một phần quyền tự chủ của mình là quyền gây chiến, và chỉ khi Hội đồng Bảo an, là một "nhóm thân cận" trong thời kỳ Hội Quốc liên, phải được mở rộng cho những thành viên sẵn sàng từ bỏ một phần sức mạnh lập hiến để đổi lấy an ninh tập thể. Tương tự như Điều 24 trong Hiến pháp Đức sau Thế Chiến, trong đó ủy nhiệm hoặc giới hạn một phần quyền tự chủ của mình để đổi lấy an ninh tập thể,[6] Điều 9 đã được đưa vào Hiến pháp Nhật Bản trong thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Nguồn gốc của điều khoản hòa bình này vẫn đang còn được tranh cãi. Theo Tư lệnh Tối cao Lực lượng Đồng minh Douglas MacArthur, điều khoản này do Thủ tướng Kijūrō Shidehara đề xuất.[7] Ông "muốn điều khoản phải cấm tất cả lực lượng quân sự nào của Nhật Bản—bất kỳ lực lượng quân sự nào".[8] Quan điểm của Shidehara là việc duy trì các lực lượng vũ trang là "vô nghĩa" đối với người Nhật trong thời kỳ hậu chiến, vì lực lượng quân đội sẽ không thể có được sự tôn trọng của nhân dân nếu không duy trì được sức mạnh như trước đây, và sẽ chỉ khiến nhân dân mong mỏi tái vũ trang Nhật Bản.[9] Shidehara thừa nhận chính mình đã đề xuất điều này trong cuốn hồi ký Gaikō Gojū-Nen (Ngoại giao Năm mươi năm), xuất bản năm 1951, trong đó ông mô tả việc ý tưởng này đến với ông trên chuyến tàu hỏa đến Tokyo; chính MacArthur cũng xác nhận Shidehara là tác giả trong một số lần được phỏng vấn. Tuy vậy, theo một số nguồn thông dịch, ông phủ nhận mình là tác giả,[10] và Điều 9 được đưa vào dưới sức ép của các thành viên của Chính quyền Bộ tư lệnh Tối cao Quân đồng minh (連合国軍最高司令官, Rengō-Koku-Gun-Saikō-Shirei-Kan?), đặc biệt là Charles Kades, một trong những cánh tay phải của Douglas MacArthur. Tuy vậy, còn một giả thuyết khác của nhà nghiên cứu hiến pháp Toshiyoshi Miyazawa rằng ý tưởng này là của chính MacArthur và Shidehara chỉ là con chốt trong kế hoạch của ông.[11] Điều khoản này được Quốc hội Nhật Bản ủng hộ vào ngày 3 tháng 11 năm 1946. Kades không đồng ý với những từ ngữ cấm Nhật Bản sử dụng vũ lực "vì an ninh đất nước", tin rằng tự vệ là quyền của bất kỳ quốc gia nào.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Điều_9_Hiến_pháp_Nhật_Bản http://servat.unibe.ch/icl/it00000_.html http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2012-11/29/conte... http://helenair.com/news/world/asia/how-japan-can-... http://www.iht.com/articles/2007/05/03/news/japan.... http://asia.nikkei.com/Politics-Economy/Policy-Pol... http://www.stripes.com/news/pacific/japan-enacts-m... http://thediplomat.com/2017/05/abes-new-vision-for... http://www.law.upenn.edu/lrev/Issues/vol151/Issue4... http://www.japantimes.co.jp/news/2017/05/03/nation... http://www.japantimes.co.jp/opinion/2014/06/27/com...